Cẩm nang vay thế chấp, những điều cần biết và điều kiện đi vay
Vay thế chấp là hình thức vay phổ biến hiện nay, đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Hãy tìm hiểu cùng bài viết dưới đây.
>>>Xem thêm: Cẩm nang vay thế chấp, những điều cần biết và điều kiện đi vay
>>>Xem thêm: Công thức tính lãi suất vay tín chấp mới nhất hiện nay và những lưu ý cần biết
>>>Xem thêm: 10 ngân hàng có mức lãi suất vay tín chấp thấp nhất tại Việt Nam
Khi nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh ngày càng lên cao thì nhu cầu sử dụng vốn để giải quyết tốt công việc hay mục đích cá nhân cũng càng nhiều, sự hỗ trợ từ các ngân hàng là rất cần thiết. Muốn biết rõ hơn về vay thế chấp là gì? Các thông tin, điều kiện về hình thức này ra sao thì hãy cùng tìm hiểu cùng chia sẻ sau để nắm rõ được vấn đề cũng như quyết định vay vốn hay không.
1. Vay thế chấp là gì?
Đây là hình thức cho vay kèm theo tài sản đảm bảo (sổ đỏ hoặc sổ hồng, ô tô, hàng hoá luân chuyển, máy móc,…). Người vay vẫn có quyền sở hữu tài sản đó nhưng ngân hàng sẽ giữ các giấy tờ liên quan, nếu người vay không thể trả được nợ thì tài sản sẽ chuyển sở hữu cho ngân hàng để thanh lý trừ nợ.
Các ngân hàng đều có nhiều hình thức và mức cho vay khác nhau, người đi vay cân nhắc lựa chọn gói vay phù hợp điều kiện và mục đích sử dụng của mình, đồng thời phải đảm bảo tài sản có giá trị lớn đủ để thanh toán cả gốc lẫn lãi khoản nợ, quyền sở hữu tài sản này sẽ thuộc về ngân hàng trong thời gian vay nợ.
Người vay cần xác minh tài sản, chứng minh nguồn thu nhập để có thể chi trả nợ. Ngân hàng chỉ cho vay để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, giải quyết công việc nên nếu lý do vay không khả quan, khả năng trả nợ kém thì có thể không phê duyệt cho vay. Mỗi người đi vay sẽ có mục đích khác nhau nhưng cần phải trình bày cụ thể, rõ ràng với ngân hàng. Số tiền vay càng lớn thì tài sản thế chấp phải càng giá trị (nhà, xe ô tô, đất đai,…)
2. Đặc điểm của vay thế chấp
Dù là ngân hàng kể nhà nước hay tư nhân thì đều có những điều kiện bắt buộc phải có như tài sản đảm bảo, giấy tờ gốc. Ngoài ra, người vay cần cung cấp mục đích, phương án kinh doanh trả nợ và lãi. Mức lãi suất của mỗi ngân hàng là khác nhau nhưng thấp hơn hình thức vay tín chấp cũng như các đơn vị tổ chức khác.
Căn cứ vào tính khả thi của phương án kinh doanh, số tiền muốn vay mà ngân hàng quyết định đồng ý, thời gian xử lý hồ sơ cho vay khác nhau. Chủ nợ phải đảm bảo trả được cả gốc dần và lãi hàng tháng đúng ngày quy định. Trường hợp người vay trong thời gian dài không trả nợ thì phải nhượng quyền sở hữu tài sản cho ngân hàng phát mãi, trở thành nợ xấu, sau này sẽ rất khó đi vay trong hệ thống các ngân hàng.
3. Lợi ích của vay thế chấp
Dù thủ tục khá rắc rối nhưng rõ ràng vay thế chấp của ngân hàng có lợi hơn rất nhiều so với bên ngoài. Ngân hàng có tổ chức lớn, số tiền cho vay có thể từ 50 triệu đến 5 tỉ. Số tiền này sẽ theo quy định của từng ngân hàng duyệt trên mục đích vay tới 50 – 70% giá trị tài sản.
Mức lãi suất dao động từ 14% – 16%/năm, so với vay tín chấp bên ngoài thì vẫn ‘mềm’ hơn nhiều. Thời hạn vay lâu dài, có thể tới 15 năm nhưng phải đảm bảo đúng các quy định của ngân hàng.
4. Điều kiện vay thế chấp
Để ngân hàng chấp nhận cho vay thì trước tiên khách hàng phải chứng minh năng lực tài chính, không có nợ xấu hoặc giao dịch mờ ám tại thời điểm vay. Giá trị tài sản thế chấp cao hơn mức tiền vay, đúng quy định của ngân hàng.
5. Điều kiện tài sản để vay thế chấp ngân hàng
Các tài sản dùng để thế chấp như nhà ở, công trình xây dựng, giá trị quyền sử dụng đất,…. bắt buộc thuộc quyền sở hữu, quản lý hoặc sử dụng của chính người vay. Các tài sản này không trái với các quy định của pháp luật, đảm bảo được pháp luật cho phép, không xảy ra bất cứ tranh chấp nào với người khác về quyền sở hữu, sử dụng hoặc quản lý trong khoảng thời điểm kí hợp đồng vay vốn.
6. Các hình thức vay
– Vay thế chấp bằng bảng lương: Ngân hàng cho vay số tiền nhất định, khách hàng chứng minh được thu nhập/lương của mình tại tổ chức nào đó mà không phải thế chấp bất cứ tài sản nào. Mức vay tối đa thường bằng 12 tháng lương với thời gian vay tối đa là 48 tháng, lãi suất dao động chỉ từ 14-15%/năm.
– Vay thế chấp bằng sổ đỏ: Hình thức phổ biến và được nhiều người lựa chọn, điều kiện cũng như thủ tục để vay rất riêng biệt, khác hẳn với các loại hình cho vay khác. Thông thường có thể vay tiền tới 70% giá trị của tài sản thế chấp, mức lãi suất dao động ở mức 9-10%/năm.
– Vay thế chấp bằng hợp đồng mua nhà: Nhà của bạn chưa có sổ hồng/sổ đỏ mà chỉ có hợp đồng mua bán vẫn có thể dùng để thế chấp. Mức lãi suất và khoản được vay tùy thuộc vào từng ngân hàng.
– Vay thế chấp bằng ô tô cũ: Khách hàng dùng ô tô cũ làm tài sản thế chấp với điều kiện không được quá 4 – 7 năm tính từ thời điểm xuất xưởng.
– Vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm: Chỉ cần mang sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá đến ngân hàng là bạn có thể vay thế chấp, được giải ngân ngay trong ngày, hạn mức cho vay rất lớn lên đến 100% giá trị sổ tiết kiệm.
– Vay thế chấp bằng bảo hiểm nhân thọ: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải có hiệu lực từ 1 năm trở lên của các công ty bảo hiểm bất kì tính tại thời điểm vay, phí đóng hàng tháng càng cao thì lãi suất vay càng thấp.
– Vay thế chấp hàng hóa: Đây là hình thức phù hợp với khách hàng là hộ kinh doanh gia đình, doanh nghiệp tư nhân muốn mở rộng quy mô. Khách hàng dùng chính hàng hóa kinh doanh của mình để thế chấp, ngân hàng sẽ dựa vào tài sản thế chấp này để đưa ra quyết định cho vay vốn.
7. Hồ sơ vay thế chấp
Để vay theo hình thức thế chấp từ ngân hàng thì khách hàng cần đủ các giấy tờ sau: Hộ khẩu/Giấy tạm trú;CMND; Giấy tờ quyền sở hữu tài sản thế chấp; Giấy tờ chứng minh thu nhập; Đơn đề nghị vay; Giấy đề xuất trả nợ; Giấy đk kết hôn hoặc độc thân; Giấy ghi mục đích sử dụng vốn.
8. Nên vay ngân hàng hay ngoài ngân hàng?
Để trả lời câu hỏi này bạn hãy nhìn vào các chỉ tiêu lãi suất, số tiền có thể vay hay thời hạn vay để đưa ra quyết định. Các ngân hàng lớn lãi suất thấp 14-16%, các công ty tư lãi cao đến 50%.
Nếu bạn chậm trả, không có khả năng thì ngân hàng sẽ phát mãi tài sản theo giá thị trường. Còn vay ở công ty ngoài nếu bạn không trả được nợ, tài sản có thể bị bán với giá thấp hơn rất nhiều. Hơn nữa, thỏa thuận vay mượn bên ngoài không được đảm bảo và an toàn. Số tiền vay không lệch giá quá nhiều so với ngân hàng, nhưng lãi suất cao, thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
9. Lãi suất vay thế chấp ngân hàng nào tốt nhất 2019?
Ngân hàng VPBank: Lãi suất vay được tính theo hạn mức vay tiền, phần lãi suất tối thiểu là 6.99%/ năm. khách hàng của VPbank có mức lương chỉ khoảng 4.500.000 đồng/tháng là có thể thực hiện vay thế chấp. Những gói lãi suất tại đây đều được đánh giá cao, linh hoạt, khả năng vay được lượng tiền lớn hơn so với dự kiến, đều phù hợp với tình hình tài chính của cá nhân hay hộ gia đình.
Ngân hàng BIDV: Tại đây cũng cung cấp nhiều dịch vụ vay thế chấp để tiến hành đầu tư, kinh doanh hoặc nhiều vấn đề khác. Mức lãi suất theo quy định của ngân hàng như sau:
– Lãi suất cố định trong 6 tháng đầu tiên: 7,3%/năm
– Lãi suất cố định trong 12 tháng đầu tiên: 7,8%/năm
– Lãi suất cố định trong 18 tháng đầu tiên: 8,3%/năm
– Lãi suất cố định trong 24 tháng đầu tiên: 8,8%/năm
Ngân hàng Agribank: Mức lãi suất tại ngân hàng Agribank rất hấp dẫn khách hàng chỉ khoảng 7%/ năm đối với các khoản vay lớn và dài hạn, thời hạn vay còn được kéo dài lên tới 15 năm.
10. Quy trình vay
Bước 1: Lấy thông tin khách hàng
Khách hàng cần cung cấp những thông tin như nhu cầu vay, mục đích vay, tài sản đảm bảo, thu nhập hàng tháng để nhân viên ngân hàng sẽ thu thập dữ liệu.
Bước 2: Làm hồ sơ thủ tục
Sau khi khách hàng đưa ra đủ thông tin, căn cứ vào điều kiện thực tế của khách hàng mà nhân viên sẽ hướng dẫn từng khách hàng làm hồ sơ vay vốn chi tiết.
Bước 3: Thẩm định
Quá trình thẩm định sẽ được ngân hàng xem xét toàn bộ hồ sơ mà khách hàng cung cấp, sau đó đánh giá thực địa, đánh giá thông tin tại nơi ở và nơi làm việc của khách hàng. Đối chiếu, xác minh sự phù hợp của khách hàng với các điều kiện mà ngân hàng đưa ra.
Bước 4: Phê duyệt khoản vay
Sau khi thẩm định xong, ngân hàng sẽ lập các đề xuất tín dụng, xin phê duyệt bởi cấp trên có thẩm quyền. Dựa trên cơ sở hồ sơ cùng thông tin nhân viên báo cáo, cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành phê duyệt khoản vay. Với một số trường hợp là những khoản vay lớn sẽ có bộ phận khác tiến hành thẩm định lại hồ sơ của khách hàng thêm lần nữa nhằm đảm bảo tính minh bạch, khách quan.
Bước 5: Giải ngân
Sau khi hoàn tất các bước trên, nếu ngân hàng quyết định cho vay sẽ thông báo khoản vay cho khách hàng, bạn sẽ có được khoản vay mong muốn. Cuối cùng là thu nợ, mỗi tháng bạn sẽ phải trả ngân hàng tiền lãi và một phần khoản vay gốc (số tiền này đã được thỏa thuận và quy định rõ trong hợp đồng vay vốn đã ký trước đó). Nếu trả nợ chậm hoặc trả thiếu thì ngân hàng sẽ xem xét khả năng tài chính của bạn để đưa ra phán quyết tín dụng mới phù hợp nhất. Khi khách hàng chưa trả được hết nợ thì quy trình cho vay thế chấp vẫn chưa kết thúc.
Trên đây là những thông tin, điều khoản cần biết về vay thế chấp tại các ngân hàng để bạn hiểu thêm và tham khảo. Hi vọng với chia sẻ cần thiết đầy hữu ích sẽ giải đáp hết những thắc mắc cho ai đang có nhu cầu vay vốn theo hình thức này.
Nguồn: http://timviecnganhang.com/
Bài viết liên quan