Công thức tính lãi suất vay tín chấp mới nhất hiện nay và những lưu ý cần biết

06/06/2019 03:10 PM    |    Tìm việc   >  Vay vốn

Khi vay tín chấp, điều bạn cần quan tâm nhất là công thức tính lãi suất vay tín chấp để bảo đảm quyền lợi của mình. Tham khảo bài viết dưới đây để tránh tình trạng tiền mất tật mang nhé!

>>> Xem thêm: 10 ngân hàng có mức lãi suất vay tín chấp thấp nhất tại Việt Nam
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết vay tín chấp theo lương để có lãi suất thấp
>>> Xem thêm: Mách bạn bí quyết vay tín chấp nhanh chóng, lãi suất thấp

Vay tín chấp là hình thức cho vay vốn của ngân hàng mà người vay không cần bất cứ tài sản thế chấp nào với số tiền dao động từ 10 triệu đến 500 triệu đồng và thời hạn tối đa là 60 tháng. Ngày nay, loại hình vay tiêu dùng không thế chấp này ngày càng được ưa chuộng bởi sự đơn giản, tiện lợi. Tuy nhiên, ‘’mặt trái’’ lớn nhất của nó là lãi suất cao hơn hẳn so với các hình thức vay khác. Nhiều người không tìm hiểu kĩ công thức tính lãi suất vay tín chấp dẫn đến tình trạng bất ngờ bởi lãi suất quá cao. Tốt hơn hết hãy tự tìm hiểu thật kĩ lưỡng ngay từ đầu hoặc hỏi nhân viên ngân hàng cách tính lãi chi tiết khi bạn có ý định vay tiền nhé!

1. Công thức tính lãi suất vay tín chấp mới nhất hiện nay

Thực chất, không hề có một quy tắc chung nào về lãi suất vay tín chấp mà điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa tổ chức cho vay và người vay theo quy định của ngân hàng đó. Tuy nhiên, thông thường mức lãi suất vay tín dụng không thế chấp thường rơi vào khoảng 15-18%/năm với ngân hàng và trên 20% với các công ty tài chính.

Công-thức-tính-lãi-suất-vay-tín-chấp-mới-nhất-hiện-nay-và-những-lưu-ý-cần-biết-ảnh1

Không có sự chênh lệch quá nhiều về lãi suất giữa các ngân hàng

Hiện nay có 2 cách tính lãi suất vay tín chấp cơ bản, cụ thể như sau:

Lãi suất theo dư nợ giảm dần

Nghĩa là chủ thể cho vay sẽ tính lãi cho bạn dựa trên dư nợ hiện tại. Số tiền mỗi tháng bạn phải trả sẽ được tính dựa trên số tiền vay ban đầu giảm dần theo tháng, theo quý, theo năm.

Công thức tính lãi suất theo dư nợ giảm dần được tính cụ thể như sau:

Số tiền lãi tháng 1 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + số tiền đã vay * Lãi suất vay cố định hàng tháng.
Số tiền lãi tháng 2 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + (số tiền đã vay – số tiền gốc đã trả tháng 1) * Lãi suất vay cố định hàng tháng.
Số tiền lãi tháng 3 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + (số tiền đã vay – số tiền gốc đã trả tháng 2) * Lãi suất vay cố định hàng tháng.

….

Số tiền lãi tháng 12 = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + (số tiền đã vay – số tiền gốc đã trả tháng 11) * Lãi suất vay cố định hàng tháng.

Công-thức-tính-lãi-suất-vay-tín-chấp-mới-nhất-hiện-nay-và-những-lưu-ý-cần-biết-ảnh2

Lãi suất tính theo dư nợ giảm dần

Lãi suất theo dư nợ gốc

Nghĩa là sẽ có một khoản tiền cố định bạn phải trả lãi cho tổ chức cho vay và mức lãi suất này không thay đổi theo thời gian. Bởi hệ số được tính dựa trên số tiền bạn vay ban đầu. Công thức tính lãi suất vay tín chấp theo hình thức này như sau: Số tiền lãi hàng tháng = Số tiền đã vay/thời gian vay tiền + số tiền đã vay * Lãi suất vay cố định hàng tháng.

Ví dụ cụ thể như sau: Bạn vay 50 triệu với lãi suất 15%/năm, trong thời hạn 12 tháng thì trong suốt thời hạn này, mỗi tháng bạn sẽ phải trả 50.000.000 x 15% = 750.000 đồng. Đây là số tiền lãi tính theo dư nợ gốc.

Công-thức-tính-lãi-suất-vay-tín-chấp-mới-nhất-hiện-nay-và-những-lưu-ý-cần-biết-ảnh3

Cách tính lãi suất theo dư nợ gốc

Nếu tính theo dư nợ giảm dần sẽ như sau. Tháng thứ nhất bạn dư nợ 50 triệu, lãi 750.000 đồng và trả 5 triệu tiền gốc. Đến tháng thứ 2, dư nợ còn 45 triệu và số lãi bạn phải trả là 45.000.000 x15% = 675.000 đồng.

Những lưu ý cần biết khi vay tín chấp

Đọc kĩ hợp đồng

Trong bản hợp đồng cho vay sẽ bao gồm đầy đủ những quy định về quyền lợi, trách nhiệm của chủ thể cho vay và bên vay vốn. Để tránh bất ngờ về sau này, tốt nhất bạn nên đọc thật kĩ, có chỗ nào chưa hiểu nên hỏi lại nhân viên ngân hàng. Không ít trường hợp khách hàng tỏ ra bất ngờ bởi lãi suất hàng tháng quá cao, tất cả là do bạn đã vội vàng kí kết mà không tìm hiểu cẩn thận về công thức tính lãi suất vay tín chấp.

Công-thức-tính-lãi-suất-vay-tín-chấp-mới-nhất-hiện-nay-và-những-lưu-ý-cần-biết-ảnh4

Đọc thật kĩ hợp đồng trước khi kí để tránh bất cập sau này

Tìm hiểu cách thanh toán lãi suất

Mỗi tổ chức có những cách thức thanh toán lãi khác nhau, có thể ghé trực tiếp tại cơ quan cho vay, thanh toán qua thẻ ngân hàng, qua hệ thống bưu điện hoặc các kênh riêng của họ. Bạn nên hỏi kĩ và lựa chọn cách thanh toán phù hợp nhất với mình.

Vay tiền phù hợp với thu nhập

Nếu không có việc quá bức thiết, tốt nhất không nên vay mượn. Khi đã xác định vay, hãy tính toán thật kĩ về nhu cầu, các khoản chi tiêu và cân nhắc số tiền vay hợp lí. Thu nhập quá thấp nhưng hồ sơ vay số tiền lớn thì chắc chắn bạn sẽ bị đánh trượt đấy!

Công-thức-tính-lãi-suất-vay-tín-chấp-mới-nhất-hiện-nay-và-những-lưu-ý-cần-biết-ảnh5

Cân nhắc khả năng trả nợ để đưa ra mức vay phù hợp

Thời điểm vay tín chấp

Các ngân hàng đều đưa ra những chương trình khuyến mại, ưu đãi, quà tặng… để kích cầu nhu cầu của khách hàng. Nếu phù  hợp, đây chính là thời điểm hợp lí để bạn quyết định vay một khoản không cần tài sản đảm bảo. Vừa được ưu đãi về lãi suất vừa được hưởng rất nhiều chương trình đặc biệt khác mà nếu đăng kí vào thời điểm khác, bạn sẽ không được hưởng nó.

Các khoản phí phạt khác

Với vay tín chấp, việc bản trả trước hay sau thời hạn đều bị tính phí phạt – mức phí này tùy thuộc vào quy định từng ngân hàng khác nhau. Bạn nên trao đổi kĩ với ‘’chủ nợ’’ về điều này để có một giải pháp tài chính hoàn hảo.

Công-thức-tính-lãi-suất-vay-tín-chấp-mới-nhất-hiện-nay-và-những-lưu-ý-cần-biết-ảnh6

Tìm hiểu phí phạt khi trả nợ trước kì hạn, sau kì hạn,… là điều cần thiết mà ít người quan tâm

Nói chung, công thức tính lãi suất vay tín chấp giữ dư nợ giảm dần và dư nợ gốc gần như không có quá nhiều sự khác biệt. Dù tính theo cách nào thì điều quan trọng nhất bạn cần lưu tâm là nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình để thực hiện tất toán đúng thời hạn và tạo dựng uy tín lâu dài cho bản thân nhé!

Nguồn: http://timviecnganhang.com/

Hà Trần

Tags:

Bài viết liên quan

Thẩm Định Tín Dụng là gì? Quy Trình Thực Hiện Thẩm Định Tín Dụng

Thẩm định tín dụng là một quá trình quan trọng trong ngành tài chính ngân hàng, giúp các tổ chức...

Cách kiểm tra hợp đồng trả góp tại một số công ty tài chính

Cách kiểm tra hợp đồng trả góp tại một số công ty tài chính

Vay trả góp là hình thức được nhiều người lựa chọn để giải quyết nhanh chóng các vấn đề tài...

Những điều bạn cần biết khi vay tiền ngân hàng quân đội

Những điều bạn cần biết khi vay tiền ngân hàng quân đội

Ngân hàng quân đội MB Bank là một trong những ngân hàng TMCP uy tín hàng đầu tại Việt Nam....

Bài mới nhất

Giao Dịch Viên Ngân Hàng: Những Điều Cần Biết Để Thành Công Trong Nghề

Giao dịch viên ngân hàng là vị trí đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và khả năng giao tiếp…

Việc Làm Ngân Hàng BIDV: Cơ Hội Nghề Nghiệp Và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Ngân hàng BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) là một trong những ngân hàng thương mại…

Mã Swift Code Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Và Tầm Quan Trọng Trong Giao…

Trong thế giới giao dịch tài chính quốc tế, chắc chắn bạn đã nghe qua khái niệm Swift Code. Đây…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.