Những kỹ năng cần có của chuyên viên xử lý nợ ngân hàng
Chuyên viên xử lý nợ là vị trí quan trọng đảm nhận công việc xử lý các khoản nợ tại ngân hàng. Đây là công việc đòi hỏi khá vất vả và đòi hỏi nhiều kỹ năng của ứng viên. Vậy công việc của chuyên viên xử lý nợ là gì? Cần những kỹ năng gì để làm tốt công việc này? Cùng tìm hiểu với nội dung bài viết dưới đây của Tìm việc ngân hàng nhé!
- Chuyên viên tư vấn ngân hàng là gì? Những yêu cầu cần có của ứng viên
- Những điều bạn cần biết về vị trí nhân viên kinh doanh ngân hàng
Chuyên viên xử lý nợ là gì?
Xử lý nợ ngân hàng là việc thực hiện các biện pháp để giải quyết các khoản nợ ngân hàng đã quá hạn thanh toán mà người vay chưa trả hoặc không có khả năng chi trả ngân hàng. Quy trình xử lý nợ thường được tiến hành theo quy định của ngân hàng nhà nước hoặc theo quy định riêng của từng ngân hàng.
Công việc của chuyên viên xử lý nợ ngân hàng
- Quản lý hồ sơ, thông tin của khách hàng có các khoản nợ xấu bao gồm các nội dung liên quan đến kiểm tra định kỳ, gia hạn khoản nợ, phân loại, phân tích và đánh giá các khoản nợ, điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng, xử lý thu hồi nợ xấu,…
- Tiến hành phân loại nợ và xếp hạng tín dụng dựa theo các tiêu chí đặt ra theo chính sách tín dụng của ngân hàng, rà soát các khoản tín dụng đã được phân loại từ nợ thường tới các khoản nợ khó thu hồi.
- Lập ra kế hoạch để thu hồi các khoản vay dưới tiêu chuẩn có giá trị lớn trong danh mục khách hàng của ngân hàng
- Phối hợp với Ban pháp chế để thực hiện các thủ tục pháp lý, thanh toán, trừ nợ, chấm dứt vay với các khoản nợ xấu.
- Tiến hành thực thi, giám sát kế hoạch thu hồi nợ của các đơn vị kinh doanh đối với từng khoản tín dụng.
- Chuyên viên ngân hàng chịu trách nhiệm quản lý tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng. Tổ chức thanh lý tài sản, bán đấu giá khi được tổ chức ngân hàng yêu cầu.
► Xem thêm: Xin việc ngân hàng có khó không? Làm sao để xin việc thành công?
Kỹ năng cần có của chuyên viên xử lý nợ ngân hàng
Kỹ năng đọc và xử lý thông tin
Đây là một trong những kỹ năng tối thiểu cần có đối với một chuyên viên xử lý nợ. Trước những dữ liệu được cung cấp bạn có kỹ năng cần phải có kỹ năng hệ thống và nắm bắt thông tin một cách cụ thể, chắc chắn.
Kỹ năng xử lý thông tin còn được thể hiện ở việc xây dựng bản kế hoạch, đưa ra quy trình xử lý cụ thể dựa trên những phân tích đánh giá về hồ sơ khách hàng. Dựa trên kế hoạch này chuyên viên sẽ có những bước đi chính xác và quyết đoán hơn trong việc hoàn thành công việc được giao.
Kỹ năng đàm phán, thương lượng
Đây cũng là một kỹ năng không thể thiếu. Kỹ năng đàm phán, thương lượng sẽ giúp họ giảm bớt được những thủ tục không cần thiết, nhận lại tiền vay một cách nhanh chóng giúp tiết kiệm công sức và thời gian của nhân viên và ngân hàng.
Đối với những khách hàng có khoản vay chưa trả hoặc có lý do cá nhân nào đó chưa hoàn tất khoản vay cho ngân hàng thì chuyên viên ngân hàng sẽ cần đưa ra cách xử lý một cách lịch sự, tế nhị. Chuyên viên ngân hàng cần sử dụng kỹ năng giao tiếp khéo léo của mình để đàm phán với khách hàng đang có nợ xấu, thuyết phục họ thực hiện đúng theo những điều khoản đã được đề ra trong kế hoạch.
Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng
Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng cũng rất quan trọng để có thể làm tốt công việc đặt ra. Trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, chuyên viên xử lý nợ cần phải thể hiện thái độ mong muốn hỗ trợ cho khách hàng và thấu hiểu nhu cầu của họ.
Hiểu biết về pháp luật
Chuyên viên xử lý nợ ngân hàng chính là người đại diện pháp luật cho ngân hàng trực tiếp tham gia vào công việc liên quan đến tố tụng, làm việc tòa án liên quan đến các khoản nợ vay. Vì vậy các kiến thức về pháp luật là điều cần thiết đối với một chuyên viên xử lý nợ. Họ cần nắm được các kiến thức liên quan đến pháp chế, quản trị rủi ro, quản lý tín dụng, thẩm định, vay vốn, thanh lý tài sản,…
Khả năng chịu áp lực cao trong trong việc
Công việc của một chuyên viên xử lý nợ ngân hàng phải đảm nhận khá lớn, họ phải làm việc với nhiều đối tượng khác nhau gồm cả khách hàng, tổ chức, ngân hàng,… Họ sẽ vừa phải xử lý hồ sơ các khoản vay để đảm bảo nhiệm vụ được giao vừa cần giữ mối quan hệ với khách hàng của mình. Họ sẽ luôn phải đối mặt với những áp lực về thời gian, áp lực khi gặp các khách hàng khó tính,… Vì vậy đòi hỏi cần có khả năng chịu áp lực cao trong công việc, tính kiên nhẫn để xử lý tốt công việc được giao.
Trên đây mà một số mô tả về công việc của một chuyên viên xử lý nợ ngân hàng và những kỹ năng cần có để làm tốt công việc này. Hi vọng với những thông tin được cung cấp trong bài có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này.
► Tham khảo: Quy trình tuyển dụng ứng viên tìm việc làm tại ngân hàng Vietcombank
Bài viết liên quan