Nhân viên ngân hàng lương bao nhiêu? Vị trí nào cao nhất?
Nhân viên ngân hàng lương bao nhiêu là câu hỏi rất được quan tâm. Thực tế, tùy vào vị trí công việc mà nhân viên ngân hàng sẽ được hưởng mức lương khác nhau.
- Những điều cần biết về kế toán ngân hàng và bí kíp xin việc lương cao
- 8 câu hỏi thường gặp nhất khi phỏng vấn nhân viên ngân hàng
- Kinh nghiệm chinh phục nhà tuyển dụng giao dịch viên ngân hàng
Dựa trên báo cáo của một trong những công ty tư vấn nhân sự uy tín hàng đầu Việt Nam, những công việc thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng hiện đang nằm trong top 5 ngành có mức lương cao nhất trong cả nước. Các nhân viên ngân hàng bình thường cũng có thu nhập tối thiểu trên 10 triệu đồng/tháng, cao hơn đáng kể so với các ngành nghề khác tại Việt Nam. Với các vị trí cấp cao hơn như giám đốc điều hành hay quản lý, mức lương còn dao động từ 100 – hơn 300 triệu đồng/tháng, đây thực sự là một con số mơ ước của rất nhiều người. Trong vài năm trở lại đây, mức lương này còn có xu hướng tăng dần do lợi nhuận của các ngân hàng tăng theo thời gian. Chưa kể, hàng năm các ngân hàng luôn có những khoản thưởng hậu hĩnh dành cho các nhân viên, vì thế thu nhập có thể cao hơn rất nhiều.
Đối với nhân viên ngân hàng giữa 2 miền, không hề có sự khác biệt nhiều tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, nhân sự đảm nhận khối ngân hàng nước ngoài sẽ có mức lương cao hơn so với ngân hàng nội địa. Tuy nhiên, sự chênh lệch này cũng không quá lớn và hoàn toàn nằm trong mức hợp lý do yêu cầu công việc của ngân hàng nước ngoài khắt khe hơn.
Nếu bạn đang có định hướng tìm việc ngân hàng hoặc phát triển công việc liên quan tới ngân hàng và đang thắc mắc cụ thể lương nhân viên ngân hàng bao nhiêu cho từng vị trí đảm nhận thì hãy tham khảo những con số dưới đây nhé!
Khối ngân hàng bán lẻ
Giám đốc ngân hàng bán lẻ
- Năm kinh nghiệm: 20 – 25 năm.
- Lương: 220 – 360 triệu đồng.
Giảm đốc sản phẩm bán lẻ
- Năm kinh nghiệm: 15 – 20 năm
- Lương: 100 – 160 triệu đồng
Giám đốc bán hàng và dịch vụ
- Số năm kinh nghiệm: 15 – 20 năm
- Lương: 80 – 160 triệu
Giám đốc kinh doanh
- Số năm kinh nghiệm: 5 – 10 năm
- Lương: 80 – 120 triệu
Các trưởng bộ phận
- Số năm kinh nghiệm: 5 – 10 năm
- Lương: 30 – 60 triệu
1. Phó tổng giám đốc/Giám đốc khối bán lẻ
Giữ vai trò điều hành, định hướng, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý nghiệp vụ Ngân hàng Bán lẻ theo chiến lược chung. Nắm vững kiến thức chuyên môn về các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Kinh nghiệm: Trên 10 năm.
Mức lương: 200 – 350 triệu đồng/tháng.
2. Giám đốc kinh doanh khu vực
Giữ nhiệm vũ đưa ra chiến lược và hoạch định kinh doanh, phát triển và quản lý kênh phân phối sao cho hiệu quả, quản lý rủi ro và các công việc khác tại khu vực mình quản lý.
Kinh nghiệm: Trên 10 năm.
Mức lương: 60 – 210 triệu đồng/tháng.
3. Giám đốc chi nhánh
Công việc tương tự với giám đốc kinh doanh khu vực song giới hạn ở phạm vi chi nhánh nhỏ hơn như ở các tỉnh/thành phố.
Kinh nghiệm: 6 – 8 năm.
Mức lương: 35 – 70 triệu đồng/tháng.
4. Giám đốc kinh doanh khối bán lẻ
Kinh nghiệm: 5 – 7 năm.
Mức lương: 17 – 35 triệu đồng/tháng.
5. Chuyên viên khách hàng cấp cao
Kinh nghiệm: 3 – 5 năm.
Mức lương: 15 – 25 triệu đồng/tháng.
6. Chuyên viên khách hàng
Kinh nghiệm: 0 – 2 năm.
Mức lương: 12 – 20 triệu đồng/tháng.
Khối ngân hàng doanh nghiệp
Tương tự với khối ngân hàng bán lẻ, ở khối ngân hàng doanh nghiệp cũng chia ra các vị trí khác nhau chịu trách nhiệm công việc tương đương song phạm vi dừng ở các ngân hàng doanh nghiệp. Mức lương ở các vị trí cũng tương đương với khối ngân hàng bán lẻ song có chênh lệch nhẹ ở ngân hàng nội và ngân hàng quốc tế.
Vậy nhân viên ngân hàng lương bao nhiêu khi làm việc ở ngân hàng nội địa và ngân hàng quốc tế và mức chênh lệch là bao nhiêu? Hãy cùng tham khảo những thống kê dưới đây.
1. Phó tổng giám đốc/Giám đốc khối doanh nghiệp
Kinh nghiệm: Trên 10 năm.
Mức lương: 240 – 350 triệu đồng/tháng.
2. Giám đốc kinh doanh khu vực
Kinh nghiệm: 8 – 10 năm.
Mức lương: 60 – 120 triệu đồng/tháng.
3. Quản lý cấp cao quan hệ khách hàng – doanh nghiệp
Kinh nghiệm: 5 – 7 năm.
Mức lương: 60 – 120 triệu đồng/tháng.
4. Quản lý cấp cao quan hệ khách hàng – doanh nghiệp (NH nội)
Kinh nghiệm: Trên 4 năm.
Mức lương: 35 – 70 triệu đồng/tháng.
5. Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp (NH ngoại)
Kinh nghiệm: 3 – 5 năm.
Mức lương: 35 – 50 triệu đồng/tháng.
6. Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp (NH nội)
Kinh nghiệm: 2 – 5 năm.
Mức lương: 20 – 35 triệu đồng/tháng.
7. Trợ lý phòng quan hệ khách hàng
Kinh nghiệm: 0 – 2 năm.
Mức lương: 15 – 20 triệu đồng/tháng.
Sau các khối ngân hàng là các phòng phê duyệt tín dụng. Các chức vụ cấp cao có mức lương thấp hơn song vẫn vượt trội so với mặt bằng trung. Ở vị trí giám đốc có thể nhận tới 200 triệu đồng/tháng, với chuyên viên cũng có mức lương >10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, ở mức chuyên viên cũng cần ít nhất 2 năm kinh nghiệm. Trong khi các vị trí tương tự ở hai khối ngân hàng có thể không cần kinh nghiệm vẫn được tuyển dụng. Và mức lương cho các vị trí này đều ở mức trên 10 triệu đồng mỗi tháng, đồng đều nhau vì tính chất công việc giống nhau.
► Xem ngay các cv mẫu chuyên nghiệp cho ứng viên nhiều ngành nghề
Phòng phê duyệt tín dụng
Nhân viên tín dụng là người có vai trò quan trọng tại các ngân hàng. Họ có nhiệm vụ tìm kiếm, tiếp thị các khách hàng tiềm năng; tư vấn, thẩm định khách hàng; hỗ trợ khách hàng hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ theo quy định của ngân hàng; theo dõi tình trạng sử dụng vốn vay ngân hàng và chuyển nhóm nợ, tất toán hợp đồng.
Thông thường, mức lương của nhân viên tín dụng khá cao và tùy vào mỗi ngân hàng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lương thưởng của nhân viên như: hoàn thành chỉ tiêu, có nhiều hợp đồng, làm việc hiệu quả, tăng lợi nhuận của đơn vị công tác.
Cùng xem con số cụ thể mà nhân viên tín dụng sẽ nhận được cho từng vị trí nhé!
1. Giám đốc xét duyệt tín dụng (NH ngoại)
Kinh nghiệm: Trên 8 năm.
Mức lương: 120 – 200 triệu đồng/tháng.
2. Giám đốc xét duyệt tín dụng (NH nội)
Kinh nghiệm: Trên 8 năm.
Mức lương: 100 – 150 triệu đồng/tháng.
3. Quản lý xét duyệt tín dụng
Kinh nghiệm: Trên 6 năm.
Mức lương: 60 – 150 triệu đồng/tháng.
4. Chuyên viên cao cấp
Kinh nghiệm: 4 – 5 năm.
Mức lương: 50 – 85 triệu đồng/tháng.
5. Chuyên viên (NH ngoại)
Kinh nghiệm: 2 – 4 năm.
Mức lương: 15 – 25 triệu đồng/tháng.
6. Chuyên viên (NH nội)
Kinh nghiệm: 2 – 4 năm.
Mức lương: 12 – 20 triệu đồng/tháng.
Nhìn chung, tùy theo kinh nghiệm và năng lực, các nhân viên ngân hàng ở các vị trí khác nhau sẽ có thu nhập khác nhau. Dù có sự chênh lệch khá lớn giữa cấp quản lý và chuyên viên nhưng so với mức lương trung bình hiện nay thì đều ở mức cao vượt trội tại Việt Nam. Do đó, ngành ngân hàng vẫn là một ngàng nghề hot được nhiều ứng viên lựa chọn.
Bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi lương nhân viên ngân hàng bao nhiêu. Nếu đang có ý định tìm việc ở ngân hàng, bạn cần xác định vị trí muốn làm và xem xét năng lực bản thân có phù hợp với các yêu cầu tuyển dụng hay không. Nếu chưa đủ, có thể bắt đầu với vị trí thấp và tích lũy kinh nghiệm, phát triển lên trên. Thực tế, mức lương trên chỉ là dao động án khoảng, có thể con số thực thu nhập hàng năm còn cao hơn nữa vì có thêm lương tháng 13 hoặc các khoản thưởng. Với cấp giám đốc, thu nhập có thể lên tới 8 tỉ đồng/năm và ở cấp chuyên viên cũng có thể nhận được khoảng 300 triệu đồng/năm.
► Tham khảo các trang web tuyển dụng miễn phí uy tín hàng đầu hiện nay!
Bài viết liên quan