Các kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên thẩm định tín dụng giỏi

15/07/2021 03:43 PM    |    Tìm việc   >  Thông tin ngân hàng

Nhân viên thẩm định tín dụng là vị trí mà nhiều ứng viên quan tâm. Tham khảo các kỹ năng mà Timviecnganhang.com cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn thành công khi ứng tuyển vị trí nhân viên thẩm định tín dụng cũng như trang bị kiến thức cho mình trong quá trình tuyển dụng ngân hàng.

Khái niệm nhân viên thẩm định tín dụng

Nhân viên thẩm định tín dụng là những người trực tiếp chịu trách nhiệm đến việc thẩm định các loại hồ sơ được gửi qua từ nhân viên chăm sóc khách hàng (hay còn gọi là nhân viên quan hệ khách hàng). Họ sẽ kiểm tra và phân tích xem khối tài sản cùng khả năng tài chính cá nhân của khách hàng trong hồ sơ vay vốn tín dụng phù hợp với khoản vay, kỳ hạn vay của ngân hàng và thực sự đúng luật định đang hiện hành hiện nay hay không.

Công việc cụ thể của một nhân viên thẩm định tín dụng

Ở bất cứ ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào cũng vậy, vị trí chuyên viên thẩm định tín dụng sẽ có nhiều cách gọi khác nhau như chuyên viên quản lý rủi ro, chuyên viên tái thẩm định,… Tuy nhiên, dù được gọi bằng cái tên nào đi chăng nữa thì nhân viên thẩm định tín dụng làm việc tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng sẽ có những công việc cụ thể như sau:

Trực tiếp tham gia công tác thẩm định tín dụng

  • Thu nhập hồ sơ và thông tin khách hàng từ các chuyên viên chăm sóc khách hàng.
  • Trực tiếp tham gia quá trình thẩm định hồ sơ bao gồm các loại tài sản cùng khả năng tài chính thực tế của khách hàng rồi lập tờ trình thẩm định hồ sơ khách hàng được đánh giá dựa trên các yếu tố như:  nhân thân, tư cách pháp lý, năng lực tài chính thực tế,  mục tiêu vay vốn, lịch sử trả nợ.
  • Sau đó, cập nhập và rà soát chấm điểm tín dụng theo quy định của ngân hàng cùng pháp luật hiện hành.
  • Nhân viên thẩm định tín dụng phối hợp với bộ phận định giá (được gọi tắt là AMC) để định giá tài sản đảm bảo của khách hàng.
Ngoài trực tiếp tham gia công tác thẩm định tín dụng, một nhân viên thẩm định tín dụng cũng phải làm những công việc điều phối mà cấp trên sắp xếp - Ảnh Internet

Công việc của một nhân viên tín dụng

  • Thực hiện tác nghiệp và luân chuyển hồ sơ trên toàn bộ hệ thống.
  • Đưa ra ý kiến cho vay hay không cho vay với khoản vay cấp tín dụng, song song với việc này là đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay.
  • Cuối cùng, đề xuất những phương án cùng điều kiện cụ thể khi sự cố rủi ro xảy ra cho khách hàng.

Quản lý nợ trong và ngoài nước đối với các khoản sau cho vay

  • Phối hợp một cách thường xuyên với bộ phận quan hệ khách hàng nhằm cập nhập thông tin khách hàng vay vốn, đồng thời đề xuất kịp thời những biện pháp tín dụng cụ thể để bảo toàn khoản vay.
  • Phối hợp một cách nhuần nhuyễn với bộ phận quan hệ khách hàng để kiểm tra, giám sát đối với những khách hàng trong và ngoài nước với các khoản vay sau khi cấp tín dụng.
  • Đối với các khoản nợ khi có phát sinh nhân viên thẩm định tín dụng cần đề xuất biện pháp xử lý một cách linh hoạt.
  • Đối với các khoản nợ quá hạn cần xây dựng phương án, phối hợp với các bộ phận xử lý nợ để đề xuất phương pháp xử lý phù hợp.

Trực tiếp góp ý cho các quy trình và quy định có liên quan

  • Các chính sách có liên quan đến công việc thẩm định hay phê duyệt của trung tâm thì nhân viên thẩm định tín dụng sẽ trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến của mình vào đó nhằm hoàn thiện các chính sách này.
  • Các sản phẩm tín dụng của khối cá nhân hay SME xây dựng cũng cần tham gia đóng góp ý kiến độc lập của mình.
  • Các văn bản về quy trình, hướng dẫn thẩm định cho từng sản phẩm tín dụng,… cần xây dựng một cách logic và khoa học.

Kỹ năng cần có để trở thành nhân viên thẩm định tín dụng giỏi

Kỹ năng 1: Am hiểu kiến thức chuyên môn

Với bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, việc bạn am hiểu kiến thức chuyên môn chính là cách bạn tạo nền tảng vững chắc cho công việc cùng cơ hội thăng tiến sau này. Đặc biệt là đối với ngành ngân hàng, nếu không am hiểu kiến thức chuyên môn một cách cụ thể và rõ ràng sẽ dẫn đến các rủi ro khôn lường. Với nhân viên thẩm định tín dụng cũng vậy, nó chính là cán cân nhằm hạn chế các rủi ro cho ngân hàng trong các khoản vay tín dụng. Bởi chỉ khi hiểu rõ thì chuyên viên thẩm định tín dụng mới có thể biết  đến các hình thức cấp tín dụng, các loại hình cho vay,…

Kỹ năng 2: Khả năng đánh giá, phân tích cao

Bên cạnh am hiểu kiến thức chuyên môn cụ thể và rõ ràng thì nhân viên thẩm định tín dụng cũng phải có khả năng cập nhập thông tin, phân tích và đánh giá một cách nhạy bén về tài sản bất động sản, tài chính có liên quan đến công ty/doanh nghiệp/cá nhân vay vốn trên thực tiễn. Từ đó, đưa ra các nhận định độc lập và khách quan nhất về khả năng vay vốn cấp tín dụng có phù hợp hay không.

Xem thêm: Những thông tin cần nắm rõ về thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng

Kỹ năng 3: Hiểu biết quy định của pháp luật

Am hiểu quy định và các văn bản pháp luật có liên quan đến vay cấp tín dụng hiện hành là một lợi thế của một nhân viên thẩm định tín dụng. Nhất là khi bạn nắm vững được các bộ luật về tài chính ngân hàng, luật sở hữu đất đai,… Đồng thời, để hỗ trợ cho quá trình thẩm định tín dụng được thuận lợi thì chuyên viên thẩm định tín dụng cũng cần tìm hiểu thêm về các văn bản pháp luật có liên quan đến việc điều chỉnh hoạt động của tín dụng tại ngân hàng cùng các loại văn bản có liên quan,…

Các kỹ năng cần có của nhân viên thẩm định tín dụng

Hiểu biết quy định của pháp luật là kỹ năng không thể thiếu

Kiến thức nghiệp vụ và phẩm chất cần có

Bên cạnh 3 kỹ năng trên thì một nhân viên thẩm định tín dụng cũng cần có kiến thức nghiệp vụ và phẩm chất mới có thể hoàn thiện bản thân cũng như hoàn thành tốt công việc được giao.

Kiến thức nghiệp vụ

  • Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ về tài chính, tín dụng và am hiểu pháp luật hiện hành có liên quan đến ngành nghề này.
  • Nắm vững kiến thức ngân hàng như các loại sản phẩm và dịch vụ mà ngân hàng bạn đang làm việc cung ứng tới khách hàng cùng những văn bản nghiệp vụ có liên quan.
  • Nắm vững nền kinh tế Việt Nam, đặc điểm cụ thể của các loại hình kinh doanh, đặc điểm cụ thể của từng đối tượng khách hàng và thị trường ngành nghề hiện nay.
  • Nắm vững kiến thức xếp hạng tín dụng, phân loại nợ, thu hồi nợ, trích lập dự phòng, cảnh báo rủi ro tại các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước.
  • Nếu muốn trở thành một chuyên viên thẩm định tín dụng bạn phải tốt nghiệp các trường đại học trở nên với chuyên ngành Ngân hàng, Kinh tế, Quản trị Kinh doanh, Tài chính,…
  • Nếu muốn ứng tuyển vào vị trí chuyên viên thẩm định tín dụng tại các ngân hàng bạn phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm, bởi tại các ngân hàng hiện nay rất ít khi tuyển nhân viên vị trí mà chưa có kinh nghiệm thực tiễn.

    Kiến thức nghiệp vụ mà nhân viên tín dụng cần có

    Nắm vững kiến thức nghiệp vụ chính là cách bạn tạo nền tảng vững chắc cho công việc sau này

Phẩm chất

  • Ngoại hình: Các ngân hàng sẽ yêu cầu ứng viên đối với vị trí phải có chiều cao tối thiểu với nữ là 1m58 và nam là 1m65 cùng với khuôn mặt sáng, nụ cười tươi, tự tin, cẩn thận và với nữ phải biết cách trang điểm hợp lý.
  • Tỉ mỉ, cẩn trọng và trung thực.
  • Đưa ra quyết định một cách chắc chắn và đảm bảo tính an toàn cao.
  • Trong công việc cần có thái độ cầu tiến.
  • Nhận sai và sửa sai đúng lúc, đúng chỗ.

Hi vọng với những kiến thức được cung cấp trong bài viết có thể giúp bạn bạn sẽ hiểu rõ hơn về vị trí nhân viên thẩm định tín dụng tại các ngân hàng hiện nay cũng như có thêm hành trang để dự tuyển. Chúc bạn thành công, và đừng quên cập nhập thêm các thông tin ngân hàng mới nhất trên website này nhé!

Tags:

Bài viết liên quan

Khám Phá Về Vị Trí Trong Ngân Hàng và Cơ Hội Nghề Nghiệp

Trong ngành ngân hàng, có một loạt các vị trí đa dạng, từ nhân viên giao dịch cho đến các...

IRR là gì? Ứng Dụng Trong Tài Chính

IRR là gì? Ứng Dụng Trong Tài Chính

IRR, viết tắt của Tỉ Lệ Sinh Lợi Nội Tại, là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tài...

UnionPay là gì: Khái Niệm và Ưu Điểm của Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế

UnionPay là gì: Khái Niệm và Ưu Điểm của Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế

Với sứ mệnh đem lại sự tiện lợi, an toàn và linh hoạt cho người dùng, UnionPay tiếp tục phát...

Bài mới nhất

Tài Sản Cố Định là Gì và Tầm Quan Trọng Trong Quản Lý Tài Chính

Trong quản lý tài chính của doanh nghiệp, khái niệm về tài sản cố định đóng vai trò quan trọng.…

Tài Sản Lưu Động Là Gì và Ý Nghĩa Trong Kế Toán

Trong lĩnh vực kế toán tài chính, thuật ngữ “tài sản lưu động” thường được đề cập, nhưng bạn có…

Hội Sở Ngân Hàng là gì? Vai trò trong Ngân hàng

Trong hệ thống ngân hàng, khái niệm “hội sở ngân hàng” thường được đề cập, nhưng nhiều người vẫn còn…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.