5 kinh nghiệm phỏng vấn tìm việc ngành ngân hàng ứng viên cần biết

17/07/2019 09:48 AM    |    Tìm việc   >  Thông tin ngân hàng

Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn rất nhiều ứng viên quan tâm và tìm hiểu đến kinh nghiệm tuyển dụng ngành ngân hàng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý cần thiết, giúp chinh phục nhà tuyển dụng thành công.

Kinh nghiệm 1: Bạn nên tìm hiểu thông tin về Ngân hàng

Trước khi bạn muốn xin việc vào một ngân hàng nào đó, điều đầu tiên bạn nên tìm hiểu thông tin về ngân hàng mà bạn mong muốn làm việc. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về nơi bạn muốn ứng tuyển cũng như trong quá trình tuyển dụng sẽ có một vài câu hỏi liên quan đến chính ngân hàng này. Những thông tin bạn nên tìm kiếm và nắm rõ như: Tên cụ thể – tên viết tắt của ngân hàng đó là gì? Biểu tượng logo ra sao? Slogan gắn với ngân hàng? Cùng lịch sử hoạt động, sứ mệnh cao cả, giá trị cốt lõi và mục tiêu hướng tới của ngân hàng. Đối với loạt thông tin này, chắc chắn bạn sẽ trả lời được câu hỏi ‘Tại sao bạn lại lựa chọn ngân hàng chúng tôi? một cách dễ dàng.

Nắm rõ thông tin về ngân hàng được cho là bước quan trọng khi bạn muốn tìm việc ngành ngân hàng. (Ảnh: Internet)

Nắm rõ thông tin về ngân hàng được cho là bước quan trọng khi bạn muốn tìm việc ngành ngân hàng. (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, bạn cũng cân chú ý đến một số thông tin khác như: Ban lãnh đạp, cơ cấu tổ chức, bộ máy của ngân hàng đó. Theo một số chuyên gia ‘săn đầu người’ cho biết, trong quá trình phỏng vấn tìm việc ngành ngân hàng, các nhà tuyển dụng ngân hàng thường đưa ra những câu hỏi bên lề như ‘Bạn có biết Chủ tịch HĐQT và TGĐ của ngân hàng là ai không?’ Khi đã nắm rõ thông tin về câu hỏi này, bạn có thể nhanh chóng trả lời câu hỏi một cách linh hoạt và thông minh hơn. Hoặc chỉ cần tóm tắt sơ qua về họ cũng đủ giúp bạn ‘ghi điểm’ trong mắt nhà tuyển dụng. Chẳng những thế, nó còn thể hiện sự quan tâm của bạn dến nơi mà bạn sẽ công tác sau này.

Cuối cùng, không thể bỏ quên các dịch vụ, sản phẩm mà ngân hàng bạn muốn ứng tuyển cung cấp tới khách hàng. Đặc biệt là những ưu đãi của các dịch vụ, sản phẩm này. Rồi lên 1 khung nói về đặc điểm của các dịch vụ, sản phẩm ấy. Hiểu rõ được điều này trong buổi phỏng vấn bạn sẽ làm nhà tuyển dụng hài lòng khi nắm bắt một cách cụ thể và tường tận đơn vị tuyển dụng.

Kinh nghiệm 2: Bạn nên tìm hiểu rõ vị trí mà mình muốn ứng tuyển tại Ngân hàng

Kinh nghiệm phỏng vấn tìm việc ngành ngân hàng của một số người đi trước đã cho thấy, một số câu hỏi đặc biệt thường được nhà tuyển dụng hỏi ứng viên có liên quan đến ngành nghề này như ‘Em có hiểu về công việc này không?’ Đối với câu hỏi này, trong quá trình đọc tin tuyển dụng của ngân hàng bạn cần chú ý đến phần mô tả nội dung công việc mà nhà tuyển dụng muốn ứng viên đáp ứng được. Sau đó, liên hệ với những kiến thức đã được học tập tại trường nhằm đưa ra câu trả lời xác thực nhất. Đồng thời, nên đưa ra những luận điểm, dẫn chứng mà mình có thể làm được đối với vị trí ứng tuyển. Tuyệt đối không trả lời lan man, dài dòng gây khó hiểu tới nhà tuyển dụng vừa không hiệu quả lại dễ mất điểm khiến cuộc phỏng vấn không thành công.

Hiểu các yêu cầu tuyển dụng sẽ giúp bạn nắm bắt tính chất công việc ở vị trí mà bạn muốn ứng tuyển. (Ảnh: Internet)

Hiểu các yêu cầu tuyển dụng sẽ giúp bạn nắm bắt tính chất công việc ở vị trí muốn ứng tuyển. (Ảnh: Internet)

Kinh nghiệm 3: Bạn hãy rà soát lại CV xin việc

Theo khảo sát, nhiều ứng viên thắc mắc trước khi bước vào buổi phỏng vấn như ‘Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi mình những gì? Đối với nghiệp vụ có nhiều câu hỏi hay không? Tại sao mình được hỏi ít mà ứng viên kia được hỏi nhiều? Điểm bạn cần chú ý ở đây chính là nhà tuyển dụng đã biết bạn là ai hay chưa?. Do đó, với thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay, không khó để bạn có được một bản CV tìm việc ngân hàng hoàn chỉnh chỉ bằng một cú click chuột, sau khi đã có bố cục hoàn chỉnh hãy điền đầy đủ các thông tin cá nhân, kinh nghiệm, kỹ năng một cách rõ ràng, cụ thể và logic, khoa học theo trình tự thời gian. Bước cuối cùng không thể thiếu trong việc trình bày CV là rà soát lại toàn bộ nội dung bên trong đó trước khi nộp đến nhà tuyển dụng. Quan trọng nhất là trong CV cũng như buổi trả lời phỏng vấn bạn hãy dẫn dắt câu chuyện của bạn theo hướng tích cụ, nhấn mạnh vào những ưu điểm của bản thân và hạn chế bộc lộ nhược điểm tránh ánh mắt không thiện cảm của nhà tuyển dụng dành cho bạn.

Hãy chau chuốt CV, làm nổi bật kinh nghiệm của bản thân để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. (Ảnh: Internet)

Hãy chau chuốt CV, làm nổi bật kinh nghiệm của bản thân để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. (Ảnh: Internet)

Kinh nghiệm 4: Bạn hãy ăn mặc chỉn chu cùng chuẩn bị kiến thức một cách hoàn hảo nhất

Yếu tố này được cho là mấu chốt quyết định đến cuộc phỏng vấn của bạn có thành công hay không? Đúng như vậy, khi bạn bước vào phòng phỏng vấn, điều đầu tiên nhà tuyển dụng nhìn thấy chính là trang phục của bạn. Đối với một nhân viên ngân hàng, bạn cần ăn mặc chỉn chu, thanh lịch và gọn gàng giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn ấn tượng, thiện cảm hơn so với ứng viên khác. Bởi ngân hàng là môi trường làm việc cấp cao, lịch sự. Vì thế, bạn không thể ăn mặc hở hang, mát mẻ hay quá cầu kỳ, phô trương. Một chú ý nữa dành cho bạn là không nên có quá nhiều…mùi như mùi cơ thể, mùi nước hoa quá lồng,…

Trang phục gọn gàng, chỉn chu là cách để lấy điểm cộng trong buổi phỏng vấn. Với đặc thù ngành ngân hàng, ứng viên nên mặc theo công thức, nam diện vest, nữ mặc sơ mi và chân váy công sở. (Ảnh: Internet)

Trang phục gọn gàng, chỉn chu là cách để lấy điểm cộng trong buổi phỏng vấn. Với đặc thù ngành ngân hàng, ứng viên nên mặc theo công thức, nam diện vest, nữ mặc sơ mi và chân váy công sở. (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, trước khi bước vào buổi phỏng vấn tìm việc ngành ngân hàng, bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ về mặt kiến thức. Vì chính nguồn kiến thức này sẽ là thước đo năng lực chuyên môn của bạn cũng như quyết định đến sự thành bại trong buổi tuyển dụng.

Nắm vững kiến thức chuyên môn cũng như chuyên ngành theo học sẽ giúp bạn trả qua bài test một cách đơn giản, đến buổi phỏng vấn bạn sẽ không cần nhắc lại những kiến thức cơ bản này. Đối với những bạn thi viết, những mục bị sai trong quá trình làm bài, sẽ được nhà tuyển dụng nhắc lại và hỏi lại bạn, nên bạn cần chú ý điều này.

Trong quá trình hỏi và đáp, nếu hỏi nghiệp vụ thường sẽ xoay quanh 2 vấn đề sau:

– Thường là những câu hỏi trong đề thi viết mà bạn trả lời sai, sẽ được hỏi lại thêm một lần nữa.

– Những câu hỏi đánh trúng trọng tâm vào kiến thức chuyên môn mà bạn đang làm và muốn làm tại ngân hàng của họ.

Lời khuyên cho bạn lúc này là hãy bình tĩnh phân tích kỹ càng các câu hỏi để có thể trả lời một cách xuất sắc và hoàn chỉnh nhất giúp bạn tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

Kinh nghiệm 5: Bạn cần có phong thái chính chắn, đĩnh đạc và nụ cười rạng rỡ

.Với kinh nghiệm phỏng vấn tìm việc ngành ngân hàng, thái độ của ứng viên khi đối diện với nhà tuyển dụng cũng được xem là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của buổi phỏng vấn. Vì lẽ đó, bạn cần tạo ấn tượng tới nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên cũng như tác phong trong phòng chờ, nếu phải chờ quá lâu cũng đừng tỏ vẻ sốt ruột hay làm bất cứ thái độ không hài lòng nào.

Tự tin và bình tĩnh chính là "chìa khóa" giúp bạn phỏng vấn thành công. (Ảnh: Internet)

Tự tin và bình tĩnh chính là “chìa khóa” giúp bạn phỏng vấn thành công. (Ảnh: Internet)

Khi được gọi vào phòng phỏng vấn, thay vì thái độ sợ sệt, run rẩy và khép nép thì bạn hãy đi thẳng, nhìn thấy nhà tuyển dụng lưng hơi cúi chào cùng đôi mắt nhìn thẳng, gửi lời chào đầu tiên và đừng quên tự mình kéo ghế ngồi. Đừng vì thiếu tự tin mà khiến nhà tuyển dụng đánh trượt bạn.

Trong khi phỏng vấn, bạn có thể giới thiệu bản thân để mở đầu, thành tích học tập, kinh nghiệm làm thêm (nếu có), các bài nghiên cứu khoa học, hoạt động ngoại khóa và một số bằng cấp, chứng chỉ mà bạn học tập được liên quan đến vị trí mà bạn muốn ứng tuyển. Đặc biệt, hãy dẫn dắt câu chuyện theo lối tích cực đừng mất quá nhiều thời gian về những kinh nghiệm không liên quan gây tác dụng ngược lại.

Khi trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng, bạn hãy cố gắng trả lời một cách tự nhiên nhất, tránh nhìn thẳng vào mắt cùng những câu trả lời ngắn gọn, súc tích bao hàm đầy đủ nội dung và ý nghĩa bên trong. Hãy chý ý đến những câu trả lời chính và đến khi được hỏi thêm, bạn cần bám sát câu trả lời đó để diễn giả thêm các ý liên quan.

Tham khảo thêm:

Trên đây là 5 kinh nghiệm phỏng vấn tìm việc ngành ngân hàng mà các ứng viên nên hiểu rõ. Chỉ cần thành thạo 5 kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết này chắc chắn bạn sẽ trở thành ứng viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng.

>> Theo dõi những việc làm Đà Nẵng 24h hấp dẫn giúp ứng viên có nhiều sự lựa chọn phù hợp

Tags:

Bài viết liên quan

Ngân Hàng HSBC là Ngân Hàng Gì? Dịch Vụ của Ngân Hàng HSBC

Bạn đang tìm kiếm thông tin ngân hàng HSBC là ngân hàng gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ...

VCB là ngân hàng gì? Các dịch vụ của ngân hàng VCB hiện nay

VCB không chỉ là một ngân hàng thương mại, mà còn là một đối tác đáng tin cậy và một...

Khám Phá Về Vị Trí Trong Ngân Hàng và Cơ Hội Nghề Nghiệp

Trong ngành ngân hàng, có một loạt các vị trí đa dạng, từ nhân viên giao dịch cho đến các...

Bài mới nhất

Giao Dịch Viên Ngân Hàng: Những Điều Cần Biết Để Thành Công Trong Nghề

Giao dịch viên ngân hàng là vị trí đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và khả năng giao tiếp…

Việc Làm Ngân Hàng BIDV: Cơ Hội Nghề Nghiệp Và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Ngân hàng BIDV (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) là một trong những ngân hàng thương mại…

Mã Swift Code Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Và Tầm Quan Trọng Trong Giao…

Trong thế giới giao dịch tài chính quốc tế, chắc chắn bạn đã nghe qua khái niệm Swift Code. Đây…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.