Thẻ ngân hàng là gì và các loại thẻ phổ biến nhất hiện nay
Thẻ ngân hàng đang dần trở thành công cụ hữu ích, thay thế tiền mặt trong các hoạt động thanh toán. Với các mục đích sử dụng khác nhau, cho những hoàn cảnh khác nhau mà thẻ ngân hàng được chia ra làm nhiều loại.
>>>Xem thêm: 5 lý do bạn nên mở thẻ tín dụng ngay hôm nay
>>>Xem thêm: 4 cách thanh toán tiền điện bằng thẻ tín dụng nhanh nhất giúp bạn tiết kiệm thời gian
>>>Xem thêm: Lý do để bạn làm thẻ Visa ngay hôm nay và những điều cần biết khi mở thẻ
Thẻ ngân hàng là gì?
Thẻ ngân hàng được hiểu đơn giản là công cụ thanh toán không cần dùng tới tiền mặt, do ngân hàng phát hành theo nhu cầu sử dụng của khách hàng, được dùng với mục đích chi trả là chủ yếu. Cá nhân có thể dùng thẻ để rút tiền với điều kiện nằm trong phạm vi số dư tài khoản hoặc ở mức tín dụng cho phép của ngân hàng.
Có thể dùng thẻ để thanh toán cho các sản phẩm hoặc dịch vụ, thực hiện các giao dịch chuyển tiền, nhận tiền trong cùng hoặc khác hệ thống ngân hàng. Để mở thẻ, bạn có thể làm theo cách truyền thống là tới ngân hàng thực hiện thủ tục theo hướng dẫn của nhân viên. Hoặc có một số loại thẻ có thể đăng ký theo cách online, thực hiện thao tác qua mạng là được.
Hiện nay, có 3 loại thẻ ngân hàng phổ biến, được sử dụng nhiều nhất bao gồm: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước. Cùng là thẻ vật lý (thẻ cứng) dùng để thanh toán song cách sử dụng và một số tính năng của 3 loại thẻ này lại có sự khác biệt. Ngoài 3 loại chính này còn có thẻ ảo, được phát hành online và sử dụng online.
Chức năng, cách dùng của từng loại thẻ
Dựa vào công dụng, tính năng, thẻ ngân hàng được chia ra làm 3 loại chính được dùng theo phương thức khác nhau.
Thẻ ghi nợ (Debit Card)
Thẻ ghi nợ là loại thẻ thanh toán được phát hành bởi ngân hàng cho mỗi cá nhân đăng ký mở tài khoản. Đây là loại thẻ cho phép chủ sở hữu dùng để rút tiền mặt trực tiếp hoặc chi trả cho những dịch vụ mua sắm, giao dịch trực tuyến qua mạng… Ngoài thẻ ghi nợ nội địa (dùng trong nước), bạn có thể mở thẻ ghi nợ quốc tế để sử dụng khi ở nước ngoài.
Với thẻ ghi nợ, bạn chỉ có thể sử dụng thanh toán số tiền thuộc phạm vi số dư tài khoản, là số tiền thực có của chính bạn, hoàn toàn không vay mượn từ ngân hàng. Chính vì thế, trước khi mua sắm, hãy nắm vững số dư để cân đối chi tiêu.
Để làm được thẻ ghi nợ, bạn cần có chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, đáp ứng các điều kiện phát hành của ngân hàng là được. Mỗi ngân hàng cho phép mỗi cá nhân được sở hữu tối đa 1 thẻ ghi nợ quốc tế và 1 thẻ ghi nợ nội địa. Tùy vào mức tiền gửi khác vào thẻ khác nhau mà ngân hạng chia thẻ thành các hạng khác nhau. Với hạng thẻ thông thường, bạn chỉ cần đảm bảo đăng ký cơ bản. Muốn nâng hạng thẻ, một số ngân hàng yêu cầu số tiền tối thiểu trong tài khoản ở mức nhất định (ví dụ 30 triệu cho thẻ hạng vàng).
Thẻ tín dụng (Credit Card)
Thẻ tín dụng là thẻ thanh toán được phát hành bởi ngân hàng cho mỗi cá nhân đăng ký mở tài khoản dựa trên nguyên tắc “chi trước, trả sau”. Khi sở hữu thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ cấp cho chủ tài khoản hạn mức chi tiêu nhất định để thực hiện các hoạt động thanh toán. Tới cuối kỳ, bạn sẽ trả lại cho ngân hàng số tiền đó. Hạn mức chi tiêu của mỗi người là khác nhau tùy theo kết quả đánh giá tài chính và khả năng chi trả từ phía ngân hàng.
So với thẻ ghi nợ, bạn không cần nạp tiền vào thẻ tín dụng cũng có thể thanh toán, chi tiêu. Nói một cách dễ hiểu là bạn dùng tiền vay ngân hàng rồi sau đó trả về đúng kỳ hạn. Mức chi tiêu giới hạn trong mức mà ngân hàng đưa ra.
Để làm được thẻ tín dụng, bạn cần chứng minh được tài chính, có thu nhập cố định và thường xuyên làm đảm bảo khả năng hoàn trả. Ngoài ra, cần lưu ý một số điểm như sau:
– Ngân hàng sẽ tính lãi cho chủ thẻ tín dụng sau 45 ngày phát sinh thanh toán. Có thể hiểu là tính từ ngày mua, bạn có 45 ngày để hoàn trả số tiền đã sử dụng với mức lãi suất bằng 0. Sau thời gian này, mức lãi sẽ tính theo quy định hiện hành của ngân hàng mở thẻ.
– Hạn mức tín dụng trong thẻ sẽ được khôi phục về trạng thái bạn đầu sau khi bạn hoàn trả đầy đủ số tiền đã sử dụng cho ngân hàng. Mức lãi cũng sẽ tính như quy định nếu có giao dịch mới phát sinh.
– Một số thẻ tín dụng quốc tế phổ biến hiện nay là MasterCard, Visa, JCB,… Mỗi loại thẻ có thể dùng ở phạm vi các nước khác nhau. Cần chủ động tìm hiểu trước khi mang thẻ ra nước ngoài sử dụng.
Và cũng giống như thẻ ghi nợ, tùy vào hạn mức tín dụng mà ngân hàng chia hạng thẻ cho các nhóm khách hàng khác nhau. Hạng thẻ càng cao thì mức tín dụng, số tiền bạn có thể chi tiêu (thực tế là vay từ ngân hàng) càng lớn. Bên cạnh đó, các ngân hàng hiện nay cũng có rất nhiều ưu đãi để khuyến khích khách hàng mở thẻ tín dụng cũng như nâng hạng thẻ, dùng thẻ để thanh toán…
Thẻ trả trước (Prepaid Card)
Thẻ trả trước là loại thẻ bạn cần nạp tiền vào trước và sau đó mới thực hiện được hoạt động thanh toán. Thẻ này giống với thẻ ghi nợ ở điểm đều có phạm vi sử dụng trong giới hạn số dư, là tiền của mình và không vay mượn ngân hàng. Thẻ trả trước khác thẻ ghi nợ ở chỗ thẻ trả trước không liên kết với ngân hàng.
Có thể hiểu đơn giản, thẻ trả trước giống sim điện thoại trả trước. Bạn chỉ cần tới chi nhánh ngân hàng mua là có thể dùng được, không cần chứng minh nhân dân hay chứng minh tài chính.
Thẻ trả trước được chia làm 2 loại là thẻ trả trước xác định danh tính và thẻ trả trước không xác định danh tính. Loại thẻ xác định danh tính có thể rút tiền mặt tại các cây ATM và bao gồm đủ thông tin cá nhân của chủ thẻ. Thẻ không xác định danh tính thì không thực hiện được thao tác này song không cần giấy tờ cá nhân cũng có thể mua thẻ trực tiếp, vừa nhanh chóng vừa dễ dàng. Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam chưa có đơn vị ngân hàng hay tổ chức tài chính nào phát hành thẻ trả trước.
Ưu điểm của thẻ ngân hàng
Việc phát hành thẻ ngân hàng dạng vật lý, dùng để thanh toán thay tiền mặt thực sự đem lại nhiều tiện lợi, không chỉ đối với các cá nhân mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa một số hoạt động tài chính. Các ưu điểm của việc dùng thẻ ngân hàng có thể kể đến các điểm như sau.
Hạn chế rủi ro khi dùng tiền mặt
Khi dùng thẻ thanh toán, bạn không cần mang theo nhiều tiền mặt. Khi đi du lịch cũng chỉ cần mang thẻ theo, hạn chế tiền tránh bị cướp giật hoặc làm mất ví. Và dù có chẳng may bị mất ví tiền, bạn chỉ cần liên lạc với ngân hàng qua hotline để thông báo khóa thẻ, sau đó phát hành lại thẻ mới sẽ không lo kẻ gian sử dụng được thẻ của mình.
Thêm nữa, nhiều loại thẻ cho phép bạn rút tiền mặt được trực tiếp ở các cây rút tiền tự động. Và các ngân hàng khác nhau cũng cho phép bạn rút tiền chéo, dù không cùng hệ thống cũng rút được tiền dễ dàng. Hơn nữa, mật động các cây ATM cũng khá dày, giúp bạn rút được tiền mặt linh hoạt hơn mà không gặp trở ngại.
Giao dịch nhanh chóng, tiện lợi
Ngoài rút tiền mặt trực tiếp tại cây ATM, bạn có thể dùng thẻ ngân hàng để thực hiện các giao dịch chuyển khoản ngay tại nhà. Chỉ cần đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử hoặc ngân hàng thông minh, với sự hỗ trợ của internet, bạn thậm chí có thể thực hiện mọi thao tác dùng thẻ trên điện thoại di động. Từ thanh toán hóa đơn điện nước, mua sắm, đặt vé máy bay hay sử dụng các dịch vụ ảo,…đều có thể thông qua điện thoại để chuyển tiền.
Hiện nay, còn có rất nhiều điểm mua sắm hoặc các dịch đưa ra khuyến mãi, chiết khấu cao nếu dùng dịch vụ ngân hàng điện tử để thanh toán, vừa tiết kiệm thời gian lại tiết kiệm được cả chi phí. Thậm chí, cho cả các giao dịch mua sắm từ nước ngoài, bạn cũng có thể dùng thẻ ngân hàng có dịch vụ Smart Bank để chi trả qua mạng.
Quản lý tài chính hiệu quả hơn
Không chỉ đơn giản hóa thanh toán cá nhân, thẻ ngân hàng còn giúp các doanh nghiệp quản lý tài chính tốt hơn. Điển hình như việc trả lương bằng cách chuyển khoản qua thẻ cho các nhân viên cũng tiết kiệm được thời gian, chi phí và hạn chế rủi ro về tiền mặt. Với việc kết nối tài khoản thẻ với điện thoại, bạn còn có thể tra cứu số dư tài khoản, biến động số dư cũng như theo dõi các giao dịch một cách dễ dàng dù ở bất cứ đâu.
Rủi ro khi dùng thẻ ngân hàng
Có nhiều tiện ích song không phải là không có nhược điểm khi dùng dùng thẻ thanh toán. Hiện nay, tồn tại một số rủi ro như sau.
Kẹt thẻ tại cây ATM khi đang giao dịch
Khi cần rút tiền mặt, chủ thẻ thường tới cây ATM để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, có một số sự cố có thể xảy ra khi cây ATM đã cũ hoặc bị hỏng đột xuất chưa được bảo dưỡng, đó là “nuốt” mất thẻ của bạn và không hoàn thành được thao tác. Có một vấn đề nữa là nhiều cây ATM báo rút tiền thành công nhưng thực tế không xuất tiền ra khỏi máy.
Với những trường hợp như vậy, bạn cần bình tĩnh và gọi điện ngay tới ngân hàng khóa thẻ. Với thẻ bị kẹt, cần tới ngân hàng yêu cầu cấp lại. Với sự cố rút tiền, chỉ cần báo lại hệ thống sẽ được hoàn trả theo quy định.
Mất tiền do để lộ thông tin cá nhân
Đây là nguy cơ mà nhiều chủ thẻ gặp phải do thiếu cảnh giác khi thanh toán trực tuyến Dù đã được bảo mật song với khi thẻ dùng để giao dịch ở nhiều web “độc” cũng dễ bị lộ, bị hack thông tin. Hãy chọn các web mua hàng uy tín, thay đổi mã pin định kỳ và cài bảo mật cho tài khoản trực tuyến để hạn chế rủi ro bị mất tiền.
Không thể thanh toán do xước thẻ, mờ thông tin
Dải băng từ sau mỗi thẻ chính là yếu tố giúp xác minh chủ thẻ trong mỗi hoạt động thanh toán. Khi dùng lâu dài, phần này có thể bị mờ, bị xước, dẫn tới khó khăn, thậm chí không tiến hành thanh toán được. Hãy bảo quản thẻ cẩn thận và nếu sơ suất, hãy tới ngân hàng để làm lại thẻ mới nếu cần.
>>>Xem thêm: Lợi ích và rủi ro nhất định bạn phải biết khi gửi tiết kiệm online
>>>Xem thêm: Mách bạn bí quyết vay tín chấp nhanh chóng, lãi suất thấp
>>>Xem thêm: Tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm ngân hàng để kiếm lợi nhuận bạc tỷ?
Kết lại
Với sự phát triển của xã hội 4.0, thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán không thể thiếu đối với cá nhân và các doanh nghiệp. Không chỉ giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian, đây còn lựa chọn hạ thấp rủi ro về vấn đề tiền mặt, giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả, cân đối chi tiêu và nâng cao hiệu suất giao dịch.
Nguồn: http://timviecnganhang.com/
Bài viết liên quan