Bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng tài chính ngân hàng

18/07/2019 09:04 AM    |    Tìm việc   >  Tìm việc

Muốn nhà tuyển dụng tài chính ngân hàng lựa chọn giữa rất nhiều ứng viên khác thì bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ, khẳng định bản thân phù hợp với công việc này hơn ai hết.

Tuyển dụng tài chính ngân hàng không hề đơn giản, yêu cầu nhiều tiêu chí khác nhau, tỉ lệ cạnh tranh giữa các ứng viên cũng khá cao do đầu vào tuyển sinh của các trường đại học lớn. Tuy nhiên điều đó cũng không đồng nghĩa với việc bạn không có khả năng xin vào các vị trí mong muốn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nếu có sự chuẩn bị theo chia sẻ dưới đây thì bạn sẽ thành công. Ngành tài chính ngân hàng có nhiều vị trí để ứng viên có thể tham khảo, xem bộ phận nào phù hợp với nguyện vọng và kỹ năng của bản thân để tìm hiểu.

1. Nhân viên giao dịch

Giao dịch viên ngân hàng là đại diện cho ngân hàng, công việc của họ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, giải quyết nhu cầu, thắc mắc, tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại của khách. Tư vấn, hướng dẫn về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Ngoài ra giao dịch viên cần thực hiện các thao tác nghiệp vụ như mở tài khoản, phát hành thẻ, thu chi, thanh toán, chuyển tiền,… Để làm công việc này thì yêu cầu ứng viên cần nắm vững chuyên môn, kiến thức, bên cạnh đó còn có khả năng chịu áp lực cao, kỹ năng giao tiếp và xử lý các tình huống tốt. Có khả năng giao tiếp tiếp anh tốt, sử dụng tin học văn phòng thành thạo. Yêu cầu ngoại hình, chiều cao từ 1m58 trở lên. Cơ hội thăng tiến của vị trí này rất rộng mở, mức lương trung bình dao động khoảng  6 – 7 triệu.

Giao dịch viên là vị trí 'hot' trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nguồn: Internet.

Giao dịch viên là vị trí ‘hot’ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nguồn: Internet.

2. Nhân viên kinh doanh

Tương tự như những nhân viên kinh doanh ở lĩnh vực khác, tại ngân hàng công việc cụ thể của bạn là tìm kiếm, chăm sóc khách hàng, tư vấn về sản phẩm, dịch vụ của phía ngân hàng. Các chuyên viên ở bộ phận này còn đảm nhiệm công việc nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin cho việc xây dựng chiến lược, định hướng phát triển khách hàng, thẩm định theo yêu cầu của các đơn vị. Ngoài ra phải biết phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động bán sản phẩm ngân hàng,….

Kỹ năng cần có cho công việc này là phải giao tiếp khéo léo, khả năng phân tích và đánh giá tốt, hiểu biết được sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.  Đặc biệt là khả năng chịu được áp lực công việc cao. Thu nhập của nhân viên kinh doanh rất hấp dẫn, tuy nhiên phụ thuộc vào năng lực của mỗi người, lương cứng rơi vào khoảng 4 – 5 triệu (chưa có doanh thu).

>> Xem thêm: Các vị trí về tuyển marketing online – một trong những ngành nghề HOT hiện nay khi tham gia ứng tuyển việc làm.

3. Kiểm toán viên nội bộ

Trong một hệ thống ngân hàng luôn có bộ phận này, công việc của họ là rà soát các nghiệp vụ, chứng từ kế toán, chuyển khoản, tiết kiệm, thu đổi ngoại tệ,…. phát sinh trong ngày. Làm các công tác kiểm toán cụ thể tuân thủ đúng với quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ, đối chiếu với sổ sách của bộ phận kho quỹ, lập báo cáo kiểm toán, chuẩn bị hồ sơ kiểm toán theo chỉ đạo của lãnh đạo kiểm toán nội bộ,….

Tất nhiên để làm được vị trí này thì trước hết bạn phải có kiến thức kế toán, kiểm toán chuyên sâu, có khả năng đánh giá và phân tích rủi ro, tỉ mỉ và cẩn thận. Bộ phận này yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm, mức lương hưởng từ 12 – 15 triệu/tháng.

Mỗi vị trí trong hệ thống ngân hàng lại đòi hỏi yêu cầu, kỹ năng khác nhau. Nguồn: Internet.

Mỗi vị trí trong hệ thống ngân hàng lại đòi hỏi yêu cầu, kỹ năng khác nhau. Nguồn: Internet.

4. Chuyên viên tín dụng ngân hàng

Công việc của chuyên viên tín dụng là tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, sau đó kiểm tra, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện các thủ tục để hoàn thành khoản vay, giải ngân, chuyển nhóm nợ, thu hồi nợ và tất toán hợp đồng. Yêu cầu có khả năng tư duy logic, sử dụng tin học văn phòng thành thạo, chịu được áp lực công việc, có tinh thần trách nhiệm cao. Mức lương khoảng 6 – 8 triệu/tháng.

5. Nhân viên phân tích tài chính

Bộ phận này yêu cầu ứng viên có chuyên môn cao, hiểu biết nhất định về thị trường tiền tệ, kỹ năng phân tích và đánh giá chiến lược, rủi ro. Công việc cụ thể bao gồm tổng hợp số liệu hoạt động kinh doanh; xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh hàng năm cho các đơn vị trên toàn hệ thống. Kết xuất thống kê số liệu, báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh theo định kỳ, chuyên đề. Lập báo cáo, cung cấp báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của các bộ phận. Làm việc với các phòng ban liên quan. Lập và hoàn thiện báo cáo theo quy định của Ngân hàng nhà nước,… Một nhân viên phân tích tài chính có thu nhập khoảng 10 – 12 triệu/tháng.

Các vị trí trên thường được người lao động quan tâm bởi chúng là những vị trí khá ‘hot’, cơ hội tuyển dụng nhiều, mức lương cũng như khả năng thăng tiến hấp dẫn mọi người. Bên cạnh đó, trong hệ thống ngân hàng còn rất nhiều bộ phận khác như: Chuyên viên nhân sự, chuyên viên thanh toán quốc tế, chuyên viên xử lý nợ, chuyên viên đầu tư, chuyên viên marketing, chuyên viên nguồn vốn, thủ quỹ, chuyên viên thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng, nhân viên định giá, chuyên viên phân tích dữ liệu tín dụng cá nhân, nhân viên telesales ngân hàng,…

Khả năng chịu áp lực công việc là không thể thiếu trong các bộ phận ngân hàng. Nguồn: Internet.

Khả năng chịu áp lực công việc là không thể thiếu trong các bộ phận ngân hàng. Nguồn: Internet.

6. Cách viết CV xin việc tài chính ngân hàng

CV xin việc rất quan trọng, chúng là căn cứ để nhà tuyển dụng nhìn thấy sự tiềm năng của bạn phù hợp với công việc. Thông thường các chuyên gia ‘săn đầu người’ chỉ dành 6 giây để nhìn 1 bản CV rồi quyết định có nên quăng chúng vào sọt rác hay không. Do đó, nếu không muốn bản thân bị loại ngay từ vòng đầu khi tuyển dụng tài chính ngân hàng thì hãy chăm chút, đầu tư cho bản CV xin việc của mình thật chuyên nghiệp, khoa học. Dưới đây là bí quyết giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng:

– Bố cục: Các bạn viết CV cũng cần lưu ý điều này, một bản CV đẹp mắt phải được sắp xếp khoa học, rõ ràng và rành mạch. Nếu muốn nhấn mạnh đến các mốc thời gian nghề nghiệp của mình thì bạn sắp các công việc theo thứ tự từ gần nhất đến xa. Tuy nhiên bạn không nên kể cả những việc làm quá ngắn, chỉ liệt kê công việc từ 6 tháng trở lên. Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm thì hãy cho nhà tuyển dụng thấy được điều đó bằng cách kể ra các công việc liên quan với vị trí tương đương trước.

– Mục tiêu nghề nghiệp: Phần này thường được viết ở đầu CV, bạn nêu ngắn gọn trong vài dòng, đi đúng vào trọng tâm công việc ứng tuyển. Mục tiêu hướng đến phải “có tiếng nói chung” với công ty, bạn phải cho họ thấy mong muốn trong tương lai, bạn cần công việc này như thế nào.

– Kinh nghiệm làm việc: Đây là yếu tố rất được các nhà tuyển dụng quan tâm, bạn cũng sẽ có được ưu tiên hơn nhiều ứng viên khác nếu có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong cùng một vị trí, lĩnh vực. Do đó, hãy liệt kê hết kinh nghiệm mà bạn đã từng làm trước đây, đồng thời kể ra những đóng góp, thành tích của mình (thể hiện qua các con số cụ thể, ví dụ như làm tăng doanh thu,….). Trong trường hợp bạn mới tốt nghiệp thì hãy khai thác ở bảng điểm, kết quả học tập hoặc qua việc thực tập, tham gia khóa học nâng cao nào đó.

– Kỹ năng: Đừng kể quá lan man mà hãy tập trung đưa ra các kỹ năng liên quan đến công việc tài chính ngân hàng mình đang tìm như khả năng sử dụng máy tính thành tạo, kỹ năng quản lý thời gian, làm việc nhóm, chịu được áp lực,… Bạn sẽ ghi điểm cao hơn nếu gắn liền các kỹ năng này với vị trí ứng tuyển.

Trình bày CV xin việc một cách khoa học, tránh sai lỗi chính tả. Nguồn: Internet.

Trình bày CV xin việc một cách khoa học, tránh sai lỗi chính tả. Nguồn: Internet.

7. Kinh nghiệm phỏng vấn

Thông thường khi tuyển dụng tài chính ngân hàng, các bạn sẽ phải trải qua một vòng kiểm tra kiến thức trước liên quan đến chuyên ngành, tiếng anh. Khi đã vào được vòng phỏng vấn thì con đường đi đến thành công của bạn cũng được rút ngắn rất nhiều. Do đó, hãy ở nhà luyện tập trước các câu hỏi thường gặp ở các buổi phỏng vấn ngân hàng, chẳng hạn như:

– Hãy giới thiệu về bản thân bạn?

– Tại sao bạn lại chọn ngân hàng chúng tôi?

– Lý do bạn nghỉ việc là gì?

– Nếu đang làm ở ngân hàng chúng tôi mà có ngân hàng khác mời với mức lương cao hơn bạn sẽ quyết định như thế nào?

– Bạn có ứng tuyển vào ngân hàng khác không?

– Lý do để chúng tôi chọn bạn là gì?

– Bạn có điểm mạnh, điểm yếu nào?

– Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Khi đến phỏng vấn công việc ngân hàng các bạn cần chú ý đến phong cách của mình, ăn mặc đúng mực thường là chân váy/quần công sở + áo sơ mi trắng với nữa; quần công sở + áo trắng + vest + giày đen đối với nam. Để tăng thêm điểm với nhà tuyển dụng thì bạn nên sử dụng ‘dạ, vâng’ trong những câu trả lời.

Có thể bạn quan tâm:

Hãy luyện tập các câu trả lời trước khi đi phỏng vấn. Nguồn: Internet.

Hãy luyện tập các câu trả lời trước khi đi phỏng vấn. Nguồn: Internet.

Chinh phục nhà tuyển dụng tài chính ngân hàng không phải quá khó nếu bạn có kiến thức chuyên môn vững, sau đó rèn luyện cho mình các kỹ năng ứng xử, cách trả lời thuần thục tự nhiên. Hi vọng với các thông tin trên sẽ hỗ trợ bạn tìm được công việc như mong muốn.

Nguồn: https://timviecnganhang.com/

Tags:

Bài viết liên quan

Bí quyết “vàng” giúp bạn tìm việc ngân hàng nhanh chóng, dễ dàng

Bí quyết "vàng" giúp bạn tìm việc ngân hàng nhanh chóng, dễ dàng

Tìm việc ngân hàng đối với nhiều người vẫn là khái niệm mơ hồ, ứng viên cần biết những gì,...

Kinh nghiệm tìm việc ngân hàng tại TPHCM nhanh chóng, lương cao

Kinh nghiệm tìm việc ngân hàng tại TPHCM nhanh chóng, lương cao

Tìm việc tại các thành phố lớn dường như không hề đơn giản, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí...

Cách viết CV thu hút cho người tìm việc kế toán ngân hàng

Cách viết CV thu hút cho người tìm việc kế toán ngân hàng

Điều đầu tiên khi đi tìm việc kế toán ngân hàng là bạn phải có một bản CV xin việc...

Bài mới nhất

Tìm Hiểu Tờ Séc là gì: Định Nghĩa, Cách Sử Dụng và Ưu Nhược Điểm

Tờ séc, một trong những công cụ thanh toán phổ biến trong giao dịch tài chính, đã đóng vai trò…

Hối Phiếu Là Gì? Vai trò của Hối phiếu trong ngành Ngân hàng

Hối phiếu là thuật ngữ thường gặp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính và kinh doanh. Trong bài viết…

Ấn Định Thuế là Gì? Quy Trình Ấn Định Thuế Hiện Nay

Trong lĩnh vực thuế, thuật ngữ “ấn định thuế” thường được sử dụng để chỉ đến quá trình xác định…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.